Cách bắt bóng hay là kỹ thuật bắt hiệu quả là điều cần thiết đối với bất kì thủ môn nào để có thể bảo vệ được khung thành của đội mình. Để nâng cao khả năng bắt bóng của mình chính xác hơn thủ môn sẽ sử dụng toàn bộ các bộ phận của cơ thể mình để bắt bóng. Vậy đây là cách bắt bóng hiệu quả nhất, có những kỹ thuật bắt bóng cơ bản nào. Cùng VF555 tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Kỹ thuật bắt bóng có vai trò gì?
Trong bóng đá ngày này kỹ thuật bóng đá hay chiến thuật trong bóng đá ngày được phát triển mạnh mẽ và mang lại hiệu quả rất tốt. Chính vì vậy mà yêu cầu về kỹ năng bắt bóng của thủ môn cũng cần được nâng cao hơn khá nhiều. Trở thành một thủ môn giỏi đòi hỏi thủ môn cần nắm cách cách bắt bóng bằng cả tay, chân của mình. Điều đặc biệt, cốt lõi chất lượng của một thủ môn được thể hiện rõ ràng nhất qua cách bắt bóng và đấm bóng của họ.
Bên cạnh việc biết cách phối hợp ăn ý với đồng đội của mình trên sân nhằm phát động ra đợt tấn công chớp nhoáng, thủ môn cũng cần phải có khả năng ném bóng xa hoạc là sút bóng lên với đường chuyền dài cho đồng đội để có thẻ tạo ra đợt tấn công tốt nhất. Nhưng yếu tố quyết định nên sự thành công và đánh giá là một thủ môn giỏi đó chính là khả năng phản xạ nhanh cứu thua tốt và bắt bóng chuẩn xác.
Trong một trận đấu sẽ có nhiều tình huống xảy ra khác nhau nên tùy vào từng trường hợp mà thủ môn sẽ sử dụng chiến thuật của bản thân từ đó tạo ra tình huống cứu thua cho đội mình chuẩn xác nhất.
Ý nghĩa của cách bắt bóng của thủ môn
Trong bóng đá, các huấn luyện viên sẽ đưa ra chiến thuật riêng cho đội bóng của mình, với mục đích để có được kết quả tốt nhất.
Sơ đồ đội hình ra sân cũng cần được sắp xếp làm sao để có thể cân bằng được mặt tân công và phòng thủ của đội hình.
Còn đối với thủ môn sẽ có phản xạ nhạy bén suy đoán được hướng đi của bóng để có thể bắn được bóng chính xác theo từng tình huống mà đối thủ tạo ra.
Thủ môn luôn sẵn sàng ở tư thế hai chân đứng rộng bằng vai, phần đầu gối sẽ hơi gấp lại một chốt, phần gót chân sẽ được nhấc lên cao so với bề mặt sân một chút đồng thời thời dồn hết trọng tâm xuống 1 chân. Phần thân người sẽ hơi nghiêng về phía trước, hai tay sẽ được gấp ở phần trước ngực và luôn luôn quan sát đường bóng đến khung thành để có thể bắt được bóng chính xác nhất.
Tùy theo từng đường bóng bay đến khung thành mà thủ môn sẽ thực hiện di chuyển cũng như điều chỉnh như nào để phù hợp nhất.
Yếu Lĩnh của kỹ thuật bắt bóng
Đối với bắt bóng dạng lăn trên mặt đất sẽ có 2 loại: Thủ môn sẽ bắt bóng thẳng chân hoặc là một chân sẽ quỳ gối xuống mặt sân và bắt bóng.
- Đối với kỹ thuật bắt bóng thẳng chân: Hai chân của thủ môn sẽ đứng thẳng song song với nhau, mũi chân sẽ hướng lên phía trước, thân người sẽ hỏi ngả về phía trước đồng thời hai tay sẽ co tự nhiên để đón bóng.
- Kỹ thuật bắt bóng quỳ gối chống chân: Cũng thực hiện tương tự như bắt bóng thẳng chân.
Kỹ thuật bắt bóng thẳng sẽ bao gồm 2 loại đó là bắt bóng tầm ngang ngực và bắt bóng tầm dưới ngực.
- Bắt bóng tầm ngang ngực: Cơ thể sẽ quay về hướng mà trái bóng đang bay đến khung thành, mở rộng 2 chân đồng thời phần khuỷu tay sẽ hơi gập lại chút. Sau đó hướng lòng bàn tay của mình về phía bóng đang bay đến.
- Bắt bóng ở tầm dưới ngực: Cũng tương tự, thủ môn cũng sẽ xoay cơ thể về hướng bóng đang bay đến, đồng thời lúc đó thân người sẽ hơi lao về phía trước một chút, đồng thời 2 tay sẽ duỗi tự nhiên và lòng bàn tay sẽ hướng về hướng bóng đang bay tới.
Hướng dẫn cách bắt bóng
Phần lớn các thủ môn hiện nay đều đang áp dụng kỹ thuật W để có thể cản phá thành công những cú sút tầm cao. Đây là phương pháp được đặt tên dựa trên vị trí bàn tay của thủ môn. Tượng chúng có ngón tay cái và ngón tay trỏ của 2 bàn tay kết hợp với nhau tạo thành góc 45 độ khi đó chúng ta sẽ nhìn thấy biểu tượng giống như chữ W vậy khi để gần.
Để trở thành thủ môn xuất sắc thì ngón trỏ của thủ môn nên đặt hơi nghiêng và nên nhớ là không giữ thẳng đứng. Trường hợp bóng bay đến ở tầm thấp, khi đó thủ môn hãy bắt bóng kiểu từ dưới lên và tiếp theo đó áp sát bóng vào ngực của mình.
Cách bắt bóng cơ bản nhất cho thủ môn
Bắt bóng xoáy
Đối với pha bóng xoáy từ hàng công của đối thủ thì thủ môn hãy quỳ trên đầu gối 1 chân tiếp theo đó là ôm trọn bóng trong tay của mình. Chân còn lại thì sẽ đặt sát với đầu gối chân bên kia động tác này sẽ tránh được tình trạng bóng lọt giữa 2 chân thủ môn và lăn vào khung thành.
Thủ môn có thể ôm trọn bóng vào ngực của mình đối với tư thế này, đồng thời cơ thể cũng sẽ hơi nghiêng ra phía trước khi thủ môn ôm bóng sát ngực để tránh tình trạng bóng ôm bóng chưa chắc và bị rơi đối thủ nắm bắt cơ hội đá vào khung thành.
Cách bắt bóng sệt
Khi thủ môn phải đối mặt với các cú sút bóng sệt của đối thủ thì hãy trong tư thế hai chân song song với nhau, phần mũi chân và cơ thể sẽ hơi ngả người về phía trước. Khi thủ môn đón bóng sẽ khụy gối xuống và cơ thể sẽ hơi khom người về phía trước để có thể bắt bắt một cách chuẩn xác. Tiếp theo đó hai tay sẽ co lại một cách tự nhiên. Đây là một tư thế bắt bóng sệt được nhiều thủ môn áp dụng khi thi đấu trên sân nhất hiện nay.
Bay người bắt bóng
Đối với những pha bóng bay đến với quy đão bay tầm thấp, lúc này thủ môn chỉ cần xoay người về phía bóng đang bay đến, cùng với đó, 2 chân sẽ tạo thành góc 30 độ, cùng với đó cơ thể sẽ hơi lao về phía trước đế bắt bóng, khi đó 2 tay sẽ duỗi ra tự nhiên, lòng bàn tay của thủ môn sẽ hướng về phía bóng đang bay đến.
Lúc này hãy lấy lực từ hai chân và bật người bay ra hướng bóng để bắt bóng. Đây được xem là cách bắt bóng chuyên nghiệp thường được thấy trong các pha bắt bóng ngang hoặc là bắt bóng góc khung thành.
Cách bắt bóng bổng
Trong số kỹ thuật bắt bóng cơ bản của thủ môn thì cách bóng bổng được đánh giá ở dạng khó nhất đòi hỏi thủ môn cần phải tập luyện khác nhiều, nhuần nhuyễn để có thể mang lại hiệu quả chính xác nhất. Lưu ý: Đối với cách bắt bổng thì thủ môn cần phải có phản xạ chính xác, và có thể nhận định được điểm rơi của bóng thật chính xác và đúng vị trí.
Cách đấm bóng chuẩn
Trong các trận đấu bóng đá, sẽ xuất hiện không ít tình huống mà thủ môn cần phải đấm bóng để giải nguy. Để có thể thực hiện động tác này chính xác nhất thì thủ môn cần phải xác định được đường bay, cũng như điểm rơi của quả bóng đồng thời phải có khả năng bật nhảy tốt.
Cách ném bóng
Sau khi bắt được bóng, thủ môn sẽ thực hiện sút bóng lên hoặc ném bóng. Khi thực hiện ném bóng 2 chân sẽ bước sang ngang rộng bằng vai. Tiếp theo đó, tay cầm bóng sẽ đưa lên cao trên vai thân người xoay nghiêng sang bên thuận đồng thời sẽ lợi dụng lực đạp thân lực vung cánh tay của mình cũng như lực gấp cổ tay để có thể ném bóng từ cao bay ra phía trước của mình.
Các bài tập bắt bóng cho thủ môn
Để trở thành một thủ môn giỏi, bên cạnh biết các cách bắt bóng ở trên thì việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp thủ môn tăng cao khả năng bắt bóng của bản thân chuẩn xác hơn.
Phương pháp tập luyện cách bắt bóng cho thủ môn
Sau khi mà thủ môn đã trải qua các bài tập về phản xạ chẳng hạn như di chuyển thì hãy bắt đầu với các bài tập động tác không bóng bài tập này giúp thủ môn có thể chiêm nghiệm lãy khả năng bắt bóng của mình, khả năng làm giảm thiểu trường hợp sợ bóng đối với thủ môn. Đây cũng chính là bài tập giúp cho thủ môn không sợ bóng được đưa vào trong bài huấn luyện thủ môn chuyên nghiệp.
Tập đón bóng từ những pha bóng đến từ vị trí sút bóng của các đồng đội khi luyện tập.
Tập bắt bóng trên đệm, bãi cỏ hay trên cát được các cầu thủ ném tới.
Hãy tập luyện ắt bóng ở tầm trung nhiều lần, hay là các pha bóng bỏng cũng như kỹ năng ném bóng cao tay cho tới thấp tay, thực hiện tập bắt bóng từ các hướng khác nhau.
Các bài tập thực hành bắt bóng cho thủ môn
Bước 1: Tập luyện thể lực
Đối với việc tập luyện bất kỳ môn thể thao nào đều sẽ có bài tập nâng cao thể lực. Trong bóng đá cũng vậy.
- Đầu tiên sẽ là bài tập khởi động mỗi ngày chẳng hạn như chạy bộ, chống đẩy, nhảy dây, xà đơn, tập thể hình, …
- Tập luyện trên sân bóng mỗi ngày: Với các động tác như tâng bóng, tập bắt bóng bằng cách ném bóng vào tường, hay để đồng đội sút, …
Bước 2: tệp luyện độ dẻo: Đây được đánh giá là bài tập hết sức quan trọng đối với tất cả thủ môn.
- Tập không bóng: Hãy tập bằng cách đu xà đơn, xà kép, nhảy cao, hay uốn dẻo cơ thể, nhảy xa để cơ thể trở nên dẻo dai hơn.
- Có bóng: Thì cần có người hỗ trợ và thực hiện động tác ngồi bệt bắt bóng với khoảng cách từ 5 – 7m với tất cả các hướng phải trái, trên dưới và đằng sau. Cũng trong cự ly đó chính ta sẽ tập đứng bắt bóng.
Bước 3: Tập luyện độ nhanh nhạy: Để trở thành một thủ môn giỏi không chỉ cần sức dẻo mà cần phản xạ nhanh trong các tình huống khác nhau. Đối với bài tập này cần thủ môn có chút năng khiếu và kinh nghiệm trong các trận bóng cũng như trong quá trình tập luyện thường xuyên của mình.
- Bài tập chạy nhanh với khoảng cách ngắn từ 20 – 25m
- Tập ném bóng vào tường và thực hiện bắt bóng bằng 1 hoặc cả 2 tay của mình.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách bắt bóng hiệu quả nhất – Kỹ thuật bắt bóng cho thủ môn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm thông tin hữu ích có thể áp dụng vào khi trở thành thủ môn trong một đội bóng dù là chuyên hoặc không chuyên nhé! Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin mới về bóng đá nhé!